Cấu Trúc Da
Da được cấu tạo thành 3 lớp:
- Biểu bì
- Trung bì
- Hạ bì
Biểu bì
Là phần trên cùng của làn da chiếm độ dày nhỏ nhất trong ba lớp tuy nhiên lại giữ vai trò quan trọng nhất. Lớp biểu bì bảo vệ chúng ta tránh khỏi các độc tố, vi khuẩn và tránh mất các chất lỏng cần thiết. Nó bao gồm 4 lớp tế bào. Các tế bào được sản sinh ở lớp trong cùng, di chuyển đến bề mặt da. Từ đó, chúng phát triển và trải qua nhiều sự thay đổi. Đây chính là quá trình được biết như là quá trình sừng hóa (hay sự hình thành sừng ở biểu bì), khiến mỗi lớp của tầng biểu bì trở nên khác biệt.
Các tế bào ở lớp sừng thì được gắn kết với nhau bởi các lipid biểu bì. Những lipid này thì rất quan trọng để tạo nên một làn da khỏe mạnh: chúng tạo nên hàng rào bảo vệ và giữ được độ ẩm cho da. Khi các lipid bị mất đi, da trở nên khô hơn và cảm giác bị căng và sần sùi.
Biểu bì được bao phủ bởi chất nhũ tương gồm nước và lipid (chất béo) được biết như các màng hydrolipid. Lớp màng này giúp duy trì sự tiết mồ hôi và bã nhờn, giúp làn da được mềm hơn và hoạt động giống như hàng rào chống lại vi khuẩn và nấm.
- Lớp sừng (hay stratum corneum): Là lớp ngoài cùng của biểu bì, trung bình có khoảng 20 lớp da và các tế bào mất nhân và trở thành tế bào chết đã được dát mỏng, phụ thuộc vào vùng da của cơ thể. Quá trình này bắt đầu ở lớp đáy. Các tế bào lớp đáy sản sinh ra tế bào mới, di chuyển dần lên tạo thành các tế bào lớp trên, cuối cùng thành lớp sừng và tróc ra khỏi da. Lớp sừng này có chức năng hoạt động như một hàng rào giữ nước và ngăn cản sự xâm nhập các tác động xấu từ môi trường.
- Quá trình sừng hóa (turnover):
Quá trình này thường mất khoảng 28 ngày (Trong đó tế bào di chuyển từ lớp đáy lên lớp sừng mất khoảng 14 ngày và mất thêm 14 ngày nữa để tróc ra khỏi da). Càng lớn tuổi, turnover diễn ra càng chậm. Nên theo thời gian làn da của người lớn tuổi sẽ trở nên dày, nhăn nheo. Quá trình sừng hóa (turnover) của em bé diễn ra nhanh và liên tục, nên da em bé lúc nào cũng hồng hào, khỏe mạnh.
Ứng dụng quá trình turnover để chăm sóc da:
– Để có làn da sáng, chúng ta cần loại bỏ lớp sừng chết cũ để lớp da mới có cơ hội phô bày lên bề mặt da. Cách tốt nhất là chúng ta cần tẩy tế bào chết cho da 1-3 lần/tuần để ngăn sự turnover quá độ.
– Khi dùng sản phẩm chăm sóc da (nhất là kem làm trắng), các chị nên căn cứ vào độ tuổi của mình để biết được thời gian trung bình mà sản phẩm đó có tác dụng lên làn da (theo bảng trên). Trung bình là khoảng 20 – 30 ngày, khi quá trình turnover diễn ra hoàn toàn, các chị sẽ thấy được hiệu quả của sản phẩm. Nếu dùng sản phẩm nào mà chỉ trong vài ngày da đã trắng lên thấy rõ thì chứng tỏ kem đó có sử dụng chất tẩy mạnh (kích thích turnover diễn ra nhanh). Mà theo cơ chế trên, nếu turnover diễn ra nhanh thì lớp sừng không hình thành đầy đủ, làm da trở nên yếu, mất khả năng giữ nước, giữ ẩm. Da không đủ khỏe để chống chọi lại các tác nhân bên ngoài –> Trở nên nhạy cảm, dễ nổi mụn, sạm đen…
– Để quá trình turover được diễn ra nhanh nhằm trẻ hóa cho làn da, thì các chị cần chống nắng kĩ khi ra nắng, cung cấp đầy đủ cả lượng dầu và lượng nước cho da, massage da mặt 1-2 lần/tuần để kích thích lượng máu trên da được tuần hoàn.
- Lớp hạt (hay stratum granulosum):Quá trình sừng hóa bắt đầu- các tế bào sản sinh ra các hạt nhỏ và các hạt này di chuyển lên trên, biến đổi thành chất sừng và các lipid biểu bì, tế bào hình thoi nhân sáng chứa nhiều hạt lóng lánh gọi là keratohyalin. Có từ 2-3 lớp. Lớp hạt được hình thành do lớp gai được phân hóa và đẩy dần lên trên, hình dạng trở nên bằng phẳng, trở thành tế bào hạt.
- Lớp tế bào gai (hay Stratum spinosum):các tế bào keratinocytes sản sinh chất sừng (các sợi protein) và trở nên có hình con suốt.
– Có từ 5-10 lớp. Là lớp dày nhất trong biểu bì
– Bề mặt tế bào có nhiều lỗ chân lông giống gai nhọn nên tạo được liên kết vững chắc với nhau.
- Lớp đáy (hay stratum basale): là lớp cuối cùng của biểu bì nơi các tế bào keratinocyte được sản sinh. Nơi đây tập trung các “tế bào mẹ” là tế bào sản sinh ra tất cả các tế bào còn lại của lớp biểu bì. Chúng sinh ra các “tế bào con” và các tế bào con này sẽ di chuyển dần lên trên tạo thành các lớp bên trên (lớp gai, lớp hạt, lớp sừng). Khi tế bào di chuyển lên các lớp trên nghĩa là chúng đã già đi và chết khi tới lớp sừng, tại đây chúng sẽ bong ra một cách tự nhiên. Quá trình này gọi là “vòng đời tế bào”, kéo dài từ 26 đến 42 ngày. Đây cũng chính là lớp chưa tiền sắc tố, tổng hợp melanin hình thành sác tố da. Khi bạn càng già thì vòng đời tế bào càng kéo dài, tức là quá trình làm mới tế bào chậm đi, làm cho bề mặt da bạn trông sần sùi hơn.
– Khắp nơi trên lớp đáy có tế bào tạo sắc tố (Melanocytes), có nhiệm vụ sản sinh ra melanin.
– Tế bào chứa melanin quyết định màu da theo chủng tộc, nơi sinh sống. Mỹ phẩm và một số cách khác có thể làm thay đổi màu da tạm thời nhưng rất khó để chuyển hoàn toàn từ màu da này sang màu da khác.
- Melanin và sắc tố da:
Chúng ta đều biết, melanin chính là thủ phạm chính gây nên những rối loạn sắc tố da, tạo thành vết nám (hyperpigmentation), tàn nhang (freckle), sạm da (tan) và đốm nâu ở người. Vì thế quan hệ giữa melanin và nám được coi là quan hệ mẹ con: “mẹ” melanin nằm ở dưới đáy da liên tục sản sinh dư thừa những hắc tố “con” trên bề mặt da gây ra nám. Tuy nhiên, các hắc tố melanin cũng không “bỗng dưng muốn đẻ” với số lượng tăng sinh đột biến, mà nguyên nhân sâu xa của sự rối loạn bất thường này xuất phát từ những loại “cha đẻ” gây kích thích sản sinh sắc tố như:
+ Tia UV
+ Hormone giới tính nữ estrogen và progesterone
+ Yếu tố di truyền
+ Người mắc bệnh về tuyến giáp
+ Stress, căng thẳng thần kinh
Khi ra nắng cơ thể có phản ứng tự vệ: tuyến mồ hôi tiết ra acid urocanic, tế bào hạt sinh ra hắc tố melanin, tế bào sừng dày ra để cản tia tử ngoại. Phản ứng tự vệ này gây ra bất lợi về mặt thẩm mỹ trên da: tế bào sừng dày ra, bịt chặt tuyến bã nhờn gây mụn; sắc tố melanin làm da sậm lại –> Da sần sùi, đen sạm đi và dễ nổi mụn.
Vì thế, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều dễ làm da xấu đi, nám, nhanh lão hóa… Nên các chị cần che chắn kĩ khi ra nắng, dùng thêm kem chống nắng để hạn chế tác nhân gây hại của tia UV đến làn da.
2.Trung bì:
Chiếm đại bộ phận của da, nằm ngay bên dưới lớp biểu bì. Có độ dày gấp 15-40 lần lớp biểu bì. Nằm sát ngay dưới biểu bì, là một mạng lưới các sợi liên kết, có nhiệm vụ nuôi dưỡng và nâng đỡ biểu bì. Đây là vùng có chứa các dây thần kinh, mạch máu, mạch bạch huyết, nang lông, tuyến nhờn và các tuyến mồ hôi. Lớp trung bì có chứa Collagen và Elastin định hình cấu trúc của da, tạo tính đàn hồi và độ săn chắc của da, hyaluronic acid (giúp giữ nước)
- Hyaluronic Acid: (HA) là phân tử dạng gel có khả năng giữ nước rất tốt, có chức năng làm chất đệm và lấp đầy khoảng trống giữa những tế bào. HA là chiếc đệm êm ái cho những mấu nối xương khớp, giữa những dây thần kinh, dưỡng ẩm cho da, tóc và lấp đầy hốc mắt. Vì vậy, những ích lợi của HA không chỉ giúp cho da bạn đẹp hơn, căng mịn hơn mà còn rất quan trọng đối với sức khỏe xương khớp, mắt…
- Elastin có vai trò quan trọng trong việc phục hồi và bảo vệ làn da. Elastin giúp kết nối các tế bào, đem lại độ đàn hồi cho làn da. Tuy nhiên, theo thời gian, lượng Elastin trong da giảm dần cả về số lượng và chất lượng, đồng nghĩa với bộ khung của da suy yếu dần, khả năng chống đỡ kém thì đó cũng là lúc làn da xuất hiện các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, sự chùng nhão, và nặng hơn nữa là các nếp gấp và sự chảy xệ.
- Collagen: chiếm 70% cấu trúc da, là loại protein dạng sợi phân bố chủ yếu ở lớp trung bì của da. Collagenđóng vai trò quyết định độ đàn hồi, săn chắc của làn da và là nền móng nâng đỡ cấu trúc da từ bên trong. Nếu cấu trúc da được ví như một ngôi nhà thì collagen chính là cột trụ, nền móng bên trong. Theo thời gian, phụ nữ phải đối mặt với quá trình lão hóa da, đặc biệt ở tuổi 30 trở đi cơ thể mất dần khả năng tự tổng hợp collagen dẫn đến tình trạng thiếu hụt. Chính việc thiếu hụt collagen khiến da chùng nhão, chảy xệ, khô sạm và bắt đầu xuất hiện nhiều vết chân chim, nếp nhăn sâu hơn. Chính nhờ vai trò thiết yếu này, collagen được mạnh danh là Protein trẻ hóa.
- Tuyến bã nhờn: là một phần của lớp trung bì giúp bảo vệ da nhờ sự bài tiết bã nhờn. Lớp màng nhờn tự nhiên giúp bảo vệ da khỏi những tác động của môi trường bên ngoài đồng thời ngăn chặn sự mất hơi nước. Quá trình lão hóa cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến bã nhờn, vì vậy cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng bảo vệ da
Hạ bì:
Là những mô mỡ dạng tổ ong, là lớp dày nhất và cuối cùng của da.
- Đây là nguồn dự trự và cung cấp năng lượng cho cơ thể
- Giữ vai trò bảo vệ thân nhiệt và bảo vệ cơ thể
- Bảo vệ xương